Tư vấn môi trường

rau củ quả

thông tin liên hệ
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo
P. Giám Đốc - 0903.877.949

Chia sẻ lên:
Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi trường

Mô tả chi tiết

 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại

Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường

Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.

  • Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường

    1. Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

– Với các dự án kinh doanh, sản xuất có quy mô đã quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014.
– Đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
Cụ thể: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/05/2015.

Có 2 loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở

Các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Giấy phép kinh doanh.
– Giấy phép đầu tư.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
– Sơ đồ vị trí dự án
– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có).
– Các hồ sơ môi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.

– Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
– Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Quy trình để lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.
– Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, khí thải xung quanh, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
– Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
– Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
– Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Theo điều 6 chương II Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của thông tư 26/2015/TT-BTNMT thì cơ quan thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.
– Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác thuộc bí mật an ninh, quốc phòng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

Lưu ý: Doanh nghiệp sau khi hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết này thì không phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM mà phải lập báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường.

2. Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

– Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: Khác với đề án chi tiết, hồ sơ này được thực hiện lập đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định18/2015/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký.

Thời gian bắt đầu thi hành và các căn cứ pháp lý lập đề án bảo vệ môi trường

– Theo khoản 1 điều 23 nghị định 18/2015/NĐ-CP có nêu rõ rằng cho phép doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/04/2015.

– Bên cạnh đó theo khoản 2 điều 23 của nghị định 18/2015/NĐ-CP nêu rõ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường , Đề án bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực.

– Nghị định 38/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 24/04/2015, Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

– Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Các bước lập đề án bảo vệ môi trường

– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động cũng như môi trường xung quanh của dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.

– Xác định nguồn ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các chất thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án.

– Thu thập mẫu nước thải, chất thải rắn, khí thải tại nguồn và khí thải xung quanh, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường.

– Xây dựng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án

– Đề xuất các phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất của dự án.

– Xây dựng và phát triển chương trình giám sát môi trường.

– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án

– Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường ở Công ty.

– Thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường.

Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
– Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết tương ứng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản tương đương đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập kế hoạch bảo vệ môi trường – cơ sở có quy mô, công suất nhỏ hơn quy mô, công suất nêu tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

Để hiểu rõ hơn về các thủ tục hay căn cứ pháp lý để lập đề án bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ môi trường khác, hãy liên hệ với công ty chúng tôi:

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Đề án bảo vệ môi trường
Đề án bảo vệ môi trường